Mới đây iFixit đã tiến hành “mổ xẻ” chiếc AirTag thiết bị theo dõi đồ thất lạc, sản phẩm mới ra mắt của Apple. Những gì đã tạo nên chiếc AirTag nhỏ những có võ, cùng xem xét qua bài viết dưới đây.
iFixit đã tiến hành so sánh AirTag với hai đối thủ là Tile Mate và Galaxy SmartTag của Samsung để có cái nhìn khách quan hơn về sản phẩm.
Thiết kế một chín một mười
Trong ba sản phẩm, AirTag có kích thước nhỏ nhất. Apple đã lược bỏ các góc cạnh với chiếc AirTag không có lỗ khóa. Mặc dù sở hữu kích thước nhỏ gọn nhưng AirTag sở hữu băng thông cực rộng (UWB).
Xét về bố cục các linh kiện của Tile Mate và Galaxy SmartTag được sắp xếp khá rối mắt, tuy là có kích thước lớn hơn nhưng nó lại không sở hữu công nghê UWB như AirTag.
Ai khó mở hơn?
Theo thí nghiệm của iFixit cả ba thiết bị đều có thể mở ra bằng tay mà không cần công cụ hỗ trợ. Tuy nhiên AirTag khó mở hơn một chút, nếu như tay bạn không được khô ráo, dính mồ hôi hay một chút dầu mỡ sẽ rất khó khăn để mở AirTag.
Đối với hai thiết bị còn lại thiết kế có các vạch chia cắt chuyên dụng để có thể tách sản phẩm ra bằng móng tay, nên khá dễ dàng để mở trong hầu hết trường hợp.
Những viên pin giá rẻ có thể thay thế
Các thiết bị có pin dễ dàng thay thế thường có tính cạnh tranh cao, vì vậy Apple đã làm điều chưa từng làm có vẻ không giống Apple lắm để phù hợp với thị trường. Phải khen ngợi rằng Apple đã cho ra được chiếc AirTag có thể sử dụng trong thời gian lâu dài ngay từ ban đầu, điều mà Tile đã mất đến 6 năm và 15 thiết bị mới đạt được điều đó.
AirTag và SmartTag đều sử dụng pin đồng xu CR2032 công suất 0,66 Wh trong khi Tile sử dụng pin CR1632 công suất nhỏ hơn chỉ 0,39 Wh. Đây đều là những viên pin dễ tìm thấy trên thị trường, thời gian sử dụng lâu với giá thành cực rẻ.
Khám phá bảng mạch bên trong
Phải thật sự khéo léo khi mở tung AirTag vì các khớp nối rất dễ bị gãy. Nó được gắn cố định bằng keo và phải dùng dụng cụ chuyên mở những thiết bị như smartphone mới có thể mở được AirTag.
Xét về mặt thẩm mỹ, SmartTag dường như kém sang trọng nhất bởi nó được cố định bởi hàng rào keo dán dày đặc để bảo vệ toàn bộ bo mạch và là thiết bị khó mở nhất trong tất cả.
Bo mạch của AirTag được đặt trong một thiết kế nhỏ bé vô cùng gọn gàng. Nhìn vào tấm hình phía trên bạn sẽ thấy có vật màu trắng trông như một cái nút, nhưng không phải vậy đó chính là nam châm và xung quanh nó là những cuộn dây đồng bọc lại để tạo thành loa. Toàn bộ phần thân của AirTag sẽ đóng vai trò là một trình điều khiển loa (speaker driver), nguồn điện được đưa đến cuộn dây, dẫn động với nam châm và với phần nắp nhựa nơi chứa pin – tạo ra âm thanh giúp bạn định vị vị trí món đồ thất lạc, quả là điều rất kì diệu của công nghệ.
Một điều đáng khen ngợi dành cho chiếc AirTag này chính là nó có âm thanh thật sự chất lượng, bởi khi sử dụng nam châm không chỉ làm tăng trọng lượng mà còn chiếm nhiều không gian và dĩ nhiên có thể thay nam châm bằng loa nhưng tại sao Apple vẫn quyết định làm thế. Lí do là vì các loa trên Tile Mate và SmartTag tạo ra rất nhiều tiếng ồn và Apple quả thật rất coi trọng chất lượng âm thanh, không để nó bị ảnh hưởng ngay cả trên những thiết bị nhỏ và rẻ nhất của mình.
Ngạc nhiên chưa, có thể đục lỗ trên AirTag
Vâng các bạn không đọc nhầm, iFixit đã tiến hành đục một lỗ trên AirTag bằng cách lấy một mũi khoan 1/16 cẩn thận đục một lỗ thông qua bộ theo dõi. Họ đã thành công khi chỉ khoan qua nhựa và keo tránh được hết các chip, bo mạch và ăng ten. Sau cùng chiếc AirTag đã sống sót và vẫn hoạt động như chưa có gì xảy ra. Điều này chứng tỏ trong thiết kế có vẻ hoàn hảo ấy vẫn có một khoảng trống “vô dụng” vì thế mới không ảnh hưởng đến thiết bị.
Vì thiết kế nguyên bản của AirTag hoàn toàn nhẵn nhụi và không có lỗ đục để xỏ hoặc gắn với các vật dụng khác một cách tự nhiên nên đều này có thể là hy vọng với những ai không muốn mua phụ kiện đi kèm. Nhưng tất nhiên rủi ro khoan hỏng là rất cao và sản phẩm sẽ mất đi tính thẩm mỹ nên có lẽ mua phụ kiện đi kèm là phương án an toàn và có lợi nhất với người sử dụng AirTag.
Mời các bạn đón đọc kỳ 2 để đi sâu vào các bo mạch và khám phá bảng điều khiển của AirTag trong bài viết tiếp theo.
Nguồn: ifixit
Xem thêm:
Viện Di Động
Bình luận & hỏi đáp