Thời điểm hiện tại, nhiều người dùng không thể thiếu đi trong việc sử dụng tài khoản định danh điện tử. Đó là một tập hợp nhiều thông tin cá nhân của một công dân, quản lý và xác thực để thực hiện giao dịch hành chính tiện lợi. Vậy tài khoản định danh điện tử có lợi ích gì? Có yêu cầu bắt buộc người dùng phải sử dụng khi thực hiện thủ tục hành chính? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về định nghĩa và cách hoạt động của nó nhé!
Nội dung bài viết
1. Ứng dụng – tài khoản định danh điện tử là gì?
Dựa vào quy định tại Khoản 6, Điều 3, Quyết định số 59/2022/NĐ-CP, một định danh điện tử sẽ tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu và hình thức xác thực bởi hệ thống định danh và cần được xác thực bởi điện tử của Bộ Công an.
Có tài khoản mã định danh điện tử vô cùng tiện lợi
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 3, Quyết định số 59/2022/NĐ-CP, đó coi như là một hoạt động đăng ký, tạo lập, đốt soát gắn danh tính điện tử của chủ thể để tạo ra tài khoản định danh.
2. Tài khoản định danh điện tử có lợi ích gì?
Tài khoản định danh sẽ bao gồm có hai mức độ bao gồm:
- Mức độ 1: Gồm có những thông tin về số định danh cá nhân, họ tên, ngày tháng – năm sinh, giới tính và ảnh chân dung.
- Mức độ 2: Cung cấp những thông tin tương tự từ mức độ 1 cộng thêm dấu vân tay.
Tài khoản định danh có 2 mức độ khác nhau
Thông qua hai mức độ này, người dùng được cấp tài khoản định danh điện tử sẽ được hưởng một số lợi ích trong các trường hợp cần thiết:
- Tài khoản sử dụng mức độ 2 sẽ được thay thế hoàn toàn cho căn cước công dân gắn chip.
- Giảm được nhiều bước thủ tục xác minh thông tin.
- Điền form (biểu mẫu) đăng ký tự động mà không tốn quá nhiều thời gian khai báo và được điền nhiều lần như trước đó.
- Thay thế là một chiếc thẻ căn cước công dân điện tử trong thời đại công nghệ 4.0.
- Bảo mật cao, rất khó để lộ thông tin cá nhân ra bên ngoài.
3. Thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử cần giấy tờ gì?
Thông qua Khoản 6, Điều 3, Quyết định số 59/2022/NĐ-CP, công dân muốn đăng ký tài khoản định danh điện tử sẽ cần các điều kiện như sau:
- Công dân đủ 14 tuổi trở lên: Được đăng ký thông qua ứng dụng định danh điện tử.
- Công dân chưa đủ 14 tuổi trở lên: Được đăng ký thông qua ứng dụng định danh điện tử thông qua cha/mẹ hoặc người giám hộ.
- Người được giám hộ khác: Được đăng ký thông qua ứng dụng định danh điện tử của người giám hộ.
Đảm bảo khắc phục tình trạng Wifi không có internet nhằm không cản trở đăng ký tài khoản định danh điện tử. Một cá nhân cần đủ tuổi sẽ điền đầy đủ các thông tin như sau:
- Số định danh cá nhân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
- Họ và tên
- Ngày tháng – năm sinh
- Giới tính
- Quốc tịch (Đối với người nước ngoài)
- Số điện thoại và email
Đối với các nhân chưa đủ tuổi (dưới 14) hoặc mất đi năng lực hành vi dân sự thì sẽ cần bổ sung thêm thông tin về số định danh cá nhân, giấy tờ hoặc hộ chiếu có giá trị đi lại quốc tế.
- Họ và tên
- Ngày tháng – năm sinh
- Giới tính
- Quốc tịch (Đối với người nước ngoài)
4. Đăng ký tài khoản định danh điện tử như thế nào là đúng cách?
Tới đây thì bạn có thể sẽ muốn bản thân mình trở thành một công dân Việt Nam với nhu cầu đăng ký tài khoản định danh. Bạn có thể tự đăng ký cho bản thân hoặc người thân của mình một cách dễ dàng thông qua các bước như sau:
- Bước 1: Đi vào kho ứng dụng App Store (iPhone/iPad) hoặc Google Play (Android) => Nhập từ khóa VNeID và Tìm kiếm => Tải ứng dụng về thiết bị.
Tải ứng dụng VNeID
- Bước 2: Sau khi tải ứng dụng thành công, hãy mở lên => Chọn mục Đăng nhập để điền thông tin cần thiết.
Điền thông tin đăng nhập VNeID
- Bước 3: Chọn “Đăng ký” nếu chưa có tài khoản => Điền Số định danh cá nhân và Số điện thoại của bạn trong ô => Bấm nút “Đăng ký” => Điền đầy đủ tất cả các ô cần bắt buộc (biểu tượng * màu đỏ) => Hoàn thành chọn “Đăng ký”.
Điền thông tin đăng ký để tạo mã định danh điện tử
- Bước 4: Hệ thống sẽ gửi mã OTP thông qua tin nhắn SMS => Sao chép hoặc nhập mã đó theo yêu cầu => Nhấp vào phần Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức 1.
Chọn đăng ký tài khoản mức độ 1
- Bước 5: Tiếp theo màn hình sẽ chuyển sang chức năng NFC => Chọn nút “Tôi đã hiểu” và thực hiện theo các hướng dẫn trên màn hình.
Thực hiện các hướng dẫn NFC trên màn hình
- Bước 6: Tiếp tục là hệ thống sẽ đọc những thông tin của người dùng => Chọn “Xem video” để biết các bước hướng dẫn lấy hình ảnh chân dung.
Xem video để hướng dẫn lấy khuôn mặt sử dụng
- Bước 7: Làm theo hướng dẫn quay video khuôn mặt của bạn để hoàn thành thủ tục xác nhận => Ứng dụng thông báo tình hình nếu thực hiện thành công.
Làm theo hướng dẫn quay video khuôn để tiếp tục bước tiếp theo
- Bước 8: Thực hiện đăng nhập lại một lần nữa để chuyển qua thiết lập passcode => Cài đặt những câu hỏi bảo mật thông qua cách chọn câu hỏi 1 – 2 tùy thích => Chọn nút “Xác nhận” khi thực hiện xong.
Thiết lập passcode, trả lời câu hỏi để hoàn thành tạo tài khoản định danh điện tử
- Bước 9: Khi các bước trên hoàn tất sẽ xuất hiện thông báo thành công. Sau đó, một thông báo khác sẽ hỏi bạn có muốn áp dụng Face ID hoặc Touch ID => Đồng ý hoặc “Không, cảm ơn” để từ chối theo ý muốn.
Chọn đăng nhập Face ID hoặc Touch ID tùy ý
Lưu ý: Nếu Face ID không khả dụng thì bạn không cần thiết lập áp dụng Face ID để mỗi lần đăng nhập tài khoản đinh danh bất tiện.
5. Tài khoản định danh điện tử cần sử dụng đúng cách như thế nào?
Theo căn cứ Điều 13, Nghị định 59, khi đăng ký và và sử dụng tài khoản định danh thì dưới đây là 9 điều cần lưu ý để phát huy tác dụng đúng cách:
- Công dân sử dụng danh tính điện tử cần dùng tài khoản để đăng nhập và áp dụng những chức năng, tiện ích đã được tích hợp vào ứng dụng các thông tin trong trang định danh điện tử.
- Tài khoản của người dùng được lập ra bởi hệ thống định danh kết hợp với xác thực điện tử. Tài khoản được dùng để thực hiện một số thủ tục về hành chính, dịch vụ hành chính và nhiều hoạt động khác bằng môi trường kỹ thuật số.
- Một cá nhân hay cơ quan được cấp tài khoản định danh điện tử phải đảm bảo tính xác thực chính xác. Người sử dụng phải biết giữ trách nghiệm tài khoản tạo ra, quyết định mức độ giá trị tài khoản của mình. Thông tin cung cấp của cá nhân được đồng ý cho tổ chức, cơ quan để thiết lập tài khoản.
- Tài khoản ở mức độ 1 được tạo bởi hệ thống và xác thực điện tử công dân Việt Nam nhằm tăng giá trị chứng minh thông tin của người dùng.
- Tài khoản ở mức độ 2 thể hiện danh tính điện tử là công dân Việt Nam, giá trị sẽ tương tự như thẻ căn cước công dân trong các giao dịch yêu cầu xuất trình thẻ của người dân.
- Tài khoản ở mức độ 2 còn cung cấp thông tin giấy tờ tùy thân. Nhờ đó giúp cho cơ quan và tổ chức có thể dễ dàng đối chiếu vào những thông tin đã đồng bộ.
- Tài khoản ở mức độ 2 với công dân là người nước ngoài vẫn mang lại giá trị sử dụng như dùng hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế.
- Người dùng có tài khoản định danh điện tử được lập bởi hệ thống định danh, xác thực với chủ thể danh tính điện tử là tổ chức theo người đại diện luật pháp tiến hành hoặc giao cho người đại diện ủy quyền. Tài khoản tổ chức sẽ chứng minh danh tính điện tử tổ chức, đòi hỏi thông tin, cung cấp giấy tờ đã được đồng bộ
- Người dùng có tài khoản mức độ 2 trong những giao dịch, thủ tục thì có giá trị như xuất trình tài liệu, giấy tờ nhằm chứng minh thông tin được tích hợp trong tài khoản.
6. Tổng kết
Đó là toàn bộ những thông tin về tài khoản định danh điện tử là gì và lợi ích mang lại cho người sử dụng. Nhờ đó, bạn có thể nắm giữ cần thiết một số giấy tờ quan trọng thông qua kỹ thuật điện tử. Chúc bạn có những trải nghiệm công nghệ nhanh chóng và tiện lợi sử dụng trong các công việc.
Điện thoại hư, laptop hỏng hãy mang máy đến hệ thống sửa chữa Viện Di Động tại Tp.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng. Liên hệ thông qua 1800.6729 (miễn phí) hoặc fanpage Viện Di Động để được tư vấn dịch vụ chi tiết, hỗ trợ kỹ thuật để mang lại kết quả nhanh chóng và hài lòng nhất.
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách sử dụng Zalo Pay thanh toán, chuyển tiền trong 1 nốt nhạc
- Top 10 dịch vụ lưu trữ đám mây miễn phí, có phí tốt nhất hiện nay
- Hướng dẫn cách lấy lại mật khẩu ID Apple bằng số điện thoại, email cực nhanh chóng
- Cách kiểm tra iPhone có bị thay linh kiện không, đã qua sửa chữa hay chưa
Viện Di Động
Bình luận & hỏi đáp