Trên thị trường hiện nay, các dòng điện thoại mới đều đã được thiết kế tiêu chuẩn chống nước nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng ngày càng cao. Điện thoại chống nước đều có thông số IP nhưng đa phần người dùng đều không biết tới số hiệu này là gì. Để giúp bạn có thể lựa chọn một thiết bị chống nước hiệu quả, dưới đây là những thông tin cần thiết về tiêu chuẩn IP mà bạn có thể
1. Tiêu chuẩn chống nước IP là gì?
Ingress Protection – IP (Tiêu chuẩn chống nước) là một thông số được dùng để phân loại cũng như sắp xếp mức độ có khả năng bảo vệ thiết bị khỏi các yếu tố tác động ngoại lực bên ngoài. Tiêu chuẩn này được xác định ban hành bởi IETC (Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế).
Ingress Protection được xác định bởi IETC
Tiêu chuẩn chống nước thường được phân loại xếp hạng bao gồm các ký tự chữ hoặc số. Mỗi thông tin ký hiệu sẽ giúp bạn biết được mức độ bảo vệ khỏi những tác động khác nhau từ chất lượng vừa cho đến chất lượng cao cấp nhất.
2. Ý nghĩa của từng chỉ số, ký tự trong tiêu chuẩn chống nước hiện hành
2.1. Ý nghĩa ký tự thứ nhất trong tiêu chuẩn chống nước IP
Ký tự đầu tiên cho biết khả năng tác động thông qua mức độ bảo vệ trước các vật thể rắn. Chẳng hạn như ngón tay, bụi bẩn, dây điện, dụng cụ, máy móc,…Ký tự sẽ bắt đầu từ số 1 (tránh khỏi những lần chạm vô tình bằng tay) đến số 6 (tránh khỏi những bụi bẩn hoàn toàn).
Ký tự đầu tiên có khả năng chống lại trước các vật thể rắn
Cụ thể chi tiết tiêu chuẩn chống nước sẽ được giải thích dưới đây:
- IP0X: Không có bất kỳ khả năng bảo vệ đặc biệt nào.
- IP1X: Tránh khỏi những các vật lớn hơn 50mm (Bảo vệ khỏi bàn tay con người).
- IP2X: Tránh khỏi những các vật lớn hơn 12,5mm (Bảo vệ khỏi ngón tay)
- IP3X: Tránh khỏi những các vật lớn hơn 2,5mm (Bảo vệ khỏi tua-vít hoặc một số công cụ kỹ thuật có kích thước tương đương).
- IP4X: Tránh khỏi những các vật lớn hơn 1mm (Bảo vệ khỏi dây điện).
- IP5X: Tránh khỏi những bụi bẩn theo một lượng không quá nhiều.
- IP6X: Tránh khỏi những bụi bẩn hoàn toàn.
2.2. Ý nghĩa ký tự thứ hai trong tiêu chuẩn chống nước IP
Ký tự thứ hai cho biết khả năng tác động thông qua mức độ bảo vệ trước các chất lỏng xâm nhập. Bắt đầu từ số 1 (Chống lại các chất lỏng ngưng tụ) cho đến số 8 (chịu áp lực từ dưới độ sâu 1 mét).
Ký tự thứ hai có khả năng chống lại trước các chất lỏng
Cụ thể chi tiết tiêu chuẩn chống nước sẽ được giải thích dưới đây:
- IPX0: Không có tiêu chuẩn bảo vệ nào.
- IPX1: Bảo vệ khỏi những hạt nước nhỏ rơi theo hướng thẳng đứng hoặc khối chất lỏng ngưng tụ.
- IPX2: Bảo vệ khỏi nước tác động nước xối trực tiếp với góc 15 độ theo hướng thẳng đứng.
- IPX3: Bảo vệ khỏi nước xối lên trực tiếp theo góc 60 độ theo hướng thẳng đứng.
- IPX4: Bảo vệ khỏi nước xối theo mọi hướng với một thể tích nhỏ, nhất định.
- IPX5: Bảo vệ khỏi nước xối theo mọi hướng với một thể tích không quá lớn, nhất định.
- IPX6: Tiêu chuẩn chống nước xối mạnh từ tất cả mọi hướng.
- IPX7: Chịu được một độ sâu giới hạn từ 15cm đến 1 mét trong khoảng thời gian 30 phút.
- IPX8: Chịu được một độ sâu với 1 mét trở lên thông qua áp lực dưới nước nhất định.
Ví dụ: Dòng điện thoại iPhone 14 mới nhất có có tiêu chuẩn chống nước IP68. Có nghĩa là dòng phiên bản này có ký tự đầu là 6 – Chống bụi (bảo vệ hoàn toàn khỏi sự xâm nhập về bụi). Ký tự hai là 8 – Chống nước (bảo vệ ngâm nước với độ sâu 1m đến 6m, tối đa tầm 30 – 60 phút).
3. Các chuẩn chống nước IP phổ biến hiện nay
Ngay tại thời điểm hiện tại, đa phần các dòng sản phẩm smartphone đã sở hữu khả năng chống nước IP khác nhau. Điều này ngày càng thể hiện các nhà sản xuất đã rất quan tâm đến độ bền của thiết bị. Nhờ đó, giúp người sở hữu có thể trải nghiệm tối ưu hóa hơn và giảm bớt đi nỗi lo lắng bảo quản máy.
Vì thế, dưới đây là một số tiêu chuẩn chống nước phổ biến nhất được áp dụng cho các dòng smartphone mà bạn hay bắt gặp:
3.1. Tiêu chuẩn chống nước IP53
IP53 là một tiêu chuẩn cơ bản, thông số này được áp dụng theo thông số có ký tự số 3 – bảo vệ khỏi nước xối lên trực tiếp theo góc 60 độ theo hướng thẳng đứng nhưng ở lượng nhỏ.
IP53 chỉ có thể kháng nước một góc độ nhất định
Với tiêu chuẩn chống nước IP53, bạn không nên thả thiết bị dưới nước mà tác dụng chính là chỉ bảo vệ khỏi nước mưa nhỏ, nước uống bị đổ lên một chút hoặc hơi nước bên ngoài. Cho nên, các dòng điện thoại có tiêu chuẩn IP53 đều nằm trong phân khúc giá rẻ.
3.2. Tiêu chuẩn chống nước IP65/68
IP65 hoặc IP68 là một tiêu chuẩn nâng cấp hơn so với IP53, theo đó thiết bị của bạn có thể hoàn toàn chống bụi bẩn. Đối với tiêu chuẩn chống nước, điện thoại có áp suất với khả năng bảo vệ linh kiện khỏi tia nước hoặc ngâm nước với độ sâu tối đa 1,5 mét trong khoảng thời gian 30 phút.
IP65/68 giúp thiết bị bảo vệ khỏi tia nước
Cho nên, tiêu chuẩn này thường được áp dụng trên các dòng điện thoại nằm ở phần khúc tầm trung hoặc cao cấp. Do đó, nhiều người dùng có điều kiện đều thường chọn các thiết bị có loại tiêu chuẩn này.
3.3. Tiêu chuẩn chống nước IP67
Apple đã có bước cài tiến mạnh mẽ đầu tiên khi họ đã cho ra mắt dòng iPhone 7. Đây chính là đại điện đầu tiên khi đã chỉnh sửa thiết bị iPhone đầu tiên đạt được được tiêu chuẩn chống nước IP67.
Thông qua tiêu chuẩn này, iPhone 7 có khả năng bảo vệ máy ở dưới độ sâu từ 15cm đến 1 mét. Thêm vào đó, chịu được áp suất độ sâu khoảng 30 phút tại thời điểm đó là rất cao.
IP67 giúp thiết bị chịu được áp xuất nước 1 mét khoảng 30 phút
Không chỉ có mỗi iPhone 7, các thiết bị khác cũng có đạt được những tiêu chuẩn chống nước IP67 như: đồng hồ thông minh (Smartwatch), thiết bị theo dõi sức khỏe cá nhân, van điều khiển,…
Thời điểm hiện tại, tiêu chuẩn IP67 vẫn còn được áp dụng trên các dòng thiết bị nằm trong phân khúc giá rẻ hoặc tầm trung. Do đó, đối tượng khách hàng vẫn có thể dễ dàng sở hữu các dòng smartphone với tiêu chuẩn kháng nước tốt, bảo vệ bụi bẩn vừa đủ sử dụng hằng ngày.
3.4. Tiêu chuẩn chống nước IP68
IP68 là một tiêu chuẩn cải tiến lớn hơn so với iP67, được áp dụng phổ biến trên các dòng thiết bị cao cấp như: đèn led bể bơi, chiếc máy camera bổ sung tiêu chuẩn chống nước IP68 (Sony RX100 VI, olympus TG-6,… ).
Điểm thực tế chính là tiêu chuẩn IP68 không có quá nhiều khác biệt so với IP65/68. Tuy nhiên, IP68 lại có khả năng chịu được áp suất cao hơn so với IP65/68. Thông qua tiêu chuẩn này, smartphone có thể chịu được áp lực dưới nước, có thời gian ngâm lâu hơn từ 30 hoặc 60 phút, dưới độ sâu trên 1 mét.
IP68 là độ cải tiến chống nước đáng kể so với IP67
IP68 thường được biết nhiều nhất khi trên hai phiên bản điện thoại của Apple iPhone 13 Pro Max và iPhone 14 Pro Max. Thể hiện cho sự nâng cấp cải tiến mạnh mẽ trên dòng điện thoại iPhone nói riêng và các dòng điện thoại cao cấp khác trên thị trường nói chung.
3.5. Tiêu chuẩn chống nước IPX
Bên cạnh tiêu chuẩn dành cho điện thoại, IPX là một thông số tiêu chuẩn chung dành cho một số thiết bị khác. Chẳng hạn như máy nước nóng, thể hiện cho một mức độ tiêu chuẩn chống nước để tăng thêm độ bền cho máy. Đồng thời, khi bạn đi tắm thì lo ngại nước có thể xối vô thiết bị và hư hỏng nặng.
Lợi ích của tiêu chuẩn IPX là sẽ giúp thiết bị không bị hao mòn bởi nước, bảo vệ linh kiện không bị chập mạch, tệ hơn là cháy nổ, rò rỉ điện bên ngoài có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng.
IPX thường áp dụng trên máy nước nóng
Một số thiết bị có tiêu chuẩn chống nước IPX còn giúp cho vỏ không bị bám bụi bẩn. Đảm bảo bề mặt của máy luôn được sạch sẽ, thẩm mỹ trọn vẹn và tạo ra điểm nhấn trong suốt một thời gian dài.
Chưa dừng lại ở đó, IPX có hạn chế bụi bẩn sẽ giúp bạn tiết kiệm thêm nhiều thời gian vệ sinh. Thêm vào đó, có ít bụi bẩn còn giúp tiết kiệm thêm chi phí vệ sinh, sửa chữa thiết bị cũng bớt đi một phần nào đó.
Cuối cùng không thể thiếu đến tuổi thọ máy, chống nước IPX sẽ bảo vệ toàn diện máy một cách triệt để. Ngoài ra, việc vận hành máy cũng trở nên dễ dàng, hiệu quả cao, máy có thêm nhiều tuổi thọ, độ bền bỉ luôn chắc chắn và hạn chế phát sinh nhiều vấn đề gây ảnh hưởng khó chịu, phiền phức.
3.6. Tiêu chuẩn chống nước IP4X
Cuối cùng là tiêu chuẩn IP4X mà được nhiều người mua chú ý nhất mỗi khi sắm một thiết bị mới. Như đã biết, IP4X giúp tránh khỏi những các vật lớn hơn 1mm như tua-vít, đinh ốc,…
IP4X thường là các dụng cụ kiểm tra chống thấm và bộ phận nguy hiểm
Thường đó là sẽ là một thiết bị, phụ kiện kiểm tra chống thấm hoặc xác minh kiểm tra bảo vệ người sử dụng chống việc tiếp cận các bộ phận nguy hiểm. Thêm vào đó, còn giúp bạn xác nhận bảo vệ khỏi những vị trí có nhiều dây điện nguy hiểm.
Nhờ có dụng cụ IP4X, bạn có thể thao tác lắp ráp – sửa chữa bộ phận, tiếp cận cơ khí an toàn, chuyên nghiệp nhằm mang lại kết quả tốt nhất và tránh bị sốc điện và nhiều nguy hiểm liên quan.
4. Tổng kết
Trên đây là tổng hợp những thông tin tiêu chuẩn chống nước IP trên các thiết bị công nghệ. Nhờ đó, giúp bạn dễ dàng kiểm tra thông số như ý muốn giúp trang bị một chiếc smartphone, tablet, smartwatch,…có khả năng chống nước tốt và an toàn, bảo quản sử dụng.
Viện Di Động là hệ thống sửa chữa điện thoại, laptop uy tín tại các cơ sở Tp.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng. Liên hệ ngay thông qua tổng đài 1800.6729 (miễn phí) hoặc fanpage Viện Di Động nhằm hỗ trợ dịch vụ, tư vấn chi tiết giúp cung cấp chất lượng dịch vụ nhanh chóng, hiệu quả và hài lòng nhất.
Xem thêm:
- Tai nghe AirPods có chống nước không? Làm gì khi AirPods bị vô nước?
- Hướng dẫn 5 cách kiểm tra, test áp suất iPhone cho biết khả năng chống nước của thiết bị chuẩn nhất
- Đánh giá JBL GO 2: Thiết kế nhỏ nhắn, âm thanh đỉnh, chống nước tốt và giá rẻ
- Tuổi thọ pin, khả năng chống nước và độ bền của AirTag có làm bạn yên tâm?
Viện Di Động
Bình luận & hỏi đáp