Thông tin mới đây nhất xuất hiện trên nhiều diễn đàn và các trang tin tức về vụ việc hơn 2000 nhân viên đập phá nhà máy sản xuất iPhone tại Ấn Độ do bức xúc về lương thưởng sau khi rời ca trực ngày 12/12.
Bạo loạn diễn ra tại nhà máy sản xuất iPhone của Wistron cơ sở Ấn Độ (Nguồn Internet)
1. Hơn 2000 nhân viên tham gia đập phá nhà máy sản xuất iPhone ở Ấn Độ
Wistron đã nhận được 43 mẫu Anh (17 ha) đất tại khu công nghiệp Narasapura từ chính quyền bang, sau khi họ đề xuất đầu tư khoảng 2,86 tỷ rupee (900 tỷ đồng) và tạo việc làm cho hơn 10.000 người. Nhà máy đang sản xuất iPhone SE, một số thiết bị y tế và các thiết bị trong hệ sinh thái IoT của Apple.
Từ tối 11/12, nhân viên của Wistron đã thảo luận về lương trên các nhóm nội bộ. Một số người cho biết họ chỉ nhận được khoảng 500 rupee (150 nghìn đồng) tiền lương trong tài khoản.
Tiếp theo đó vào ngày 12/12 đoàn người nổi cơn thịnh nộ, phá huỷ đồ đạc, máy móc của công ty. Trong các đoạn video được quay bởi một vài nhân viên trong cuộc bạo loạn, những người dẫn đầu đám đông được nhìn thấy đã đập vỡ kính và cửa, lật xe ô tô và tấn công văn phòng của các giám đốc điều hành. Phần lớn trong số gần 2.000 nhân viên, những người đã rời khỏi nhà máy sau khi hoàn thành ca trực đêm, đã nổi cơn thịnh nộ phá hủy đồ đạc của công ty, các máy móc lắp ráp và thậm chí cố gắng phóng hỏa xe cộ. Lực lượng chức năng từ quận Kolar đã nhanh chóng có mặt ở hiện trường để ổn định trật tự.
Thông tin rò rỉ nguyên nhân dẫn đến bạo động là vì chế độ lương thưởng (Nguồn Internet)
Các nguồn tin của The Times of India nói nguyên nhân dẫn đến cuộc bạo loạn là do các vấn đề về lương thưởng không như thỏa thuận ban đầu. Các nhân viên tức giận vì công ty không trả lương đúng hẹn. Các nguồn tin cho biết, Wistron đã “lật kèo” khi “lương kỹ sư hàng tháng theo hợp đồng ban đầu là 21 ngàn Rs (khoảng 6,6 triệu đồng) nhưng đã bị giảm xuống 16 ngàn Rs (5 triệu đồng) và sau đó là 12 ngàn Rs (3,8 triệu đồng) trong những tháng gần đây. Còn với những nhân viên không tốt nghiệp chuyên ngành kỹ thuật, mức lương chỉ còn 8 ngàn Rs (2,5 triệu đồng)” – một nhân viên cáo buộc.
Đại diện Wistron cho biết họ đang phối hợp với cảnh sát địa phương để tiến hành các cuộc điều tra. Thông tin sơ bộ cho biết cuộc bạo loạn không có người ngoài công ty tham gia.
2. Bên phía Wistron Telecom phủ nhận có lỗi
Nhà máy Wistron hiện tại đang phản đối nguyên nhân bạo loạn là vì vấn đề lương thưởng
Theo truyền thông Đài Loan, Wistron nói rằng đây không phải là một cuộc đình công mà là một tội ác, do sự yếu kém của an ninh địa phương đã khiến nhà máy trở thành mục tiêu của bọn tội phạm và những kẻ bạo loạn là người ngoài cuộc chứ không phải nhân viên.
Một người am hiểu vấn đề này đã nói với truyền thông Đài Loan rằng, Wistron ủy thác cho 5 công ty địa phương giúp tìm và thuê lao động, Wistron phân bổ tiền cho các công ty hàng tháng theo điều khoản lương đã hứa. Do đó, người này cho rằng, việc truyền thông Ấn Độ đưa tin Wistron tiếp tục giảm mức lương như đã thỏa thuận với người lao động là hoàn toàn không phù hợp với thực tế. Đây là một tranh chấp giữa công ty dịch vụ lao động và người lao động.
Xem thêm:
- Bất ngờ Apple ra mắt AirPods Max với giá 549 USD có tính năng khử ồn chủ động và có chip H1
- Top 20 ứng dụng và game được tải nhiều nhất trên App Store trong năm 2020
- YouTube công bố Việt Nam nằm trong TOP 9 quốc gia có số lượng video bị xóa nhiều nhất trong quý III
Viện Di Động
Bình luận & hỏi đáp