Nội dung bài viết
Tần số quét 120Hz trên dòng Galaxy S20, S20+ và S20 Ultra là một trong những điểm ăn tiền cực đã cho Samsung
>>> Xem thêm:
So với Galaxy S20 thì nên đưa màn hình có tần số quét 120Hz từ thời S10
Động thái đưa màn hình có tần số quét cao lên đến 120Hz lên Galaxy S20 có vẻ khá chậm hơn với những đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường Android. Nhưng Samsung đã thông minh bù đắp sự chậm trễ đó bằng cách nâng từ 90Hz lên thẳng 120Hz.
Bộ ba Flagship Galaxy S20, S20+ và S20 Ultra là những chiếc điện thoại thông minh đầu tiên trên thế giới có màn hình OLED 120 Hz. Và sau một thời gian trải nghiệm, người sử dụng có thể bị “nghiện” và cảm thấy bất kỳ màn hình nào có tần số quét dưới 120Hz đều không ưng ý nữa.
Samsung nên tích hợp màn hình tần số quét 120Hz từ thời Galaxy s10
Tần số quét theo định nghĩa của “bác Google” là tần số mà hình ảnh trên màn hình làm mới và thường được hiển thị bằng chỉ số có đơn vị là Hz. Màn hình 60Hz làm mới hình ảnh 60 lần/giây. Và gấp đôi lên thì màn hình 120Hz làm mới hình ảnh lên đến 120 lần/ giây. Điều này có nghĩa là mọi nội dung chuyển động như xem phim, chơi game hoặc hình ảnh GIF sẽ hiển thị nhanh và mượt mà hơn.
Tần số quét 120Hz trên Galaxy S20 tạo ra một sự khác biệt lớn
Sự khác biệt lớn có thể nhận thấy trên S20 là hình ảnh động và chuyển động của giao diện dường như mượt và nhanh hơn rất nhiều. Bằng chứng cụ thể là khi người sử dụng cuộn qua một màn khác trên Galaxy S10+ và Galaxy Note 10 thì chuyển động sẽ có độ trễ hơn đôi chút. Nhưng không có nghĩa là Galaxy S10+ hay Note 10+ xử lý hình ảnh chậm mà nguyên nhân là do tần số quét của chúng không nhanh như Galaxy S20 mà thôi.
Nếu như chưa từng sử dụng một chiếc smartphone có tần số quét lớn 120Hz thì không thể tìm thấy nhược điểm nào về màn hình trên Galaxy S10 hay Note 10 hay bất kì một mẫu Galaxy nào khác. Nhưng nếu thử trải nghiệm Galaxy S20 trong vài giờ, ai cũng có thể nhận ra được sự khác biệt này.
Chỉ cần trải nghiệm Galaxy S20 trong vài giờ, người sử dụng có thể bị nghiện
Nhiều khách hàng thắc mắc rằng màn hình có tần số quét cao sẽ mang lại lợi ích gì? Hãy ra Viện Di Động ngay và trải nghiệm thì sẽ rõ ràng hơn cả. Người xưa hay bảo “trăm nghe không bằng một thấy”, vì vậy mà không phải ngẫu nhiên Samsung tích hợp tần số quét lớn như vậy trên Galaxy S20.
Với sự phát triển trên S20 hy vọng rằng màn hình có tần số quét lớn sẽ trở nên phổ biến trên tất cả các dòng smartphone Galaxy mặc dù công nghệ này vẫn còn một số hạn chế.
Nhiều ưu điểm vậy nhưng hạn chế không phải không có trên Galaxy S20
Tần số quét cao trên S20 đồng nghĩa với việc sẽ hao pin hơn. Và chế chộ 120Hz không phải lúc nào cũng có thể hoạt động.
Samsung chia sẻ rằng, Galaxy S20 sẽ tự động chuyển về tần số quét 60Hz khi nhiệt độ của smartphone vượt quá 42 độ. Ví dụ như trong lúc sử dụng các ứng dụng Camera, Google Maps hoặc khi pin chỉ còn dưới 5%. Và một lưu ý là S20 sẽ dễ dàng nóng lên nếu chụp ảnh hay quay nhiều video 8K.
Mong chờ Samsung sẽ mở tốc độ quét trên Galaxy S20
Thậm chí trong nhiều trường hợp, smartphone sẽ tự chuyển đổi về 60Hz khi máy mới chỉ còn 15% pin thôi và sẽ rất nhiều trường hợp khác khiến người sử dụng không thể trải nghiệm trọn vẹn tần số quét 120Hz trên S20.
Nghe thôi cũng “sướng rần cả người rồi” nhưng khách hàng vẫn chưa sử dụng tần số quét 120Hz trên Galaxy S20 với độ phân giải màn hình tối đa. Hy vọng rằng Samsung sẽ thay đổi giới hạn độ phân giải ở những thế hệ Galaxy tiếp theo.
Viện Di Động
Bình luận & hỏi đáp